THÔNG TIN GIỚI THIỆU KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Tên khoa: Khoa Kế toán Kiểm toán (Faculty of Accounting and Auditing)

I. GIỚI THIỆU KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

1. Thông tin chung

  • Tên khoa: Khoa Kế toán Kiểm toán (Faculty of Accounting and Auditing)
  • Ngành đào tạo: Kế toán, Kiểm toán.
  • Trình độ đào tạo: Thạc sĩ, Đại học
  • Loại hình đào tạo: Chính quy; Chất lượng

2. Quá trình hình thành và phát triển

Khoa Kế toán Kiểm toán tiền thân là Ban Kinh tế của Trường Kỹ thuật công nghiệp nhẹ Nam Định, được thành lập từ năm 1986. Sau các giai đoạn nâng cấp và đổi tên, Khoa Kế toán Kiểm toán được thành lập, trực thuộc Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp theo Quyết định số 500/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 08 tháng 06 năm 2023.

Sứ mệnh: Dựa trên mục tiêu và sứ mệnh của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, Khoa Kế toán Kiểm toán sẽ đóng góp vào các mục tiêu này thông qua các nội dung:

(a) Đào tạo, nghiên cứu dựa theo tiêu chuẩn kiểm định quốc gia, khu vực và quốc tế, trên nền tảng tri thức chuyên sâu về kinh tế nói chung và kế toán nói riêng theo hướng thực hành, góp phần cung cấp nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

(b) Tạo môi trường thuận lợi để sáng tạo, nuôi dưỡng, phát triển tài năng trong các lĩnh vực kế - kiểm, nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu thiết thực cho DN, tổ chức và xã hội.

Tầm nhìn: Đến năm 2025, Khoa Kế toán Kiểm toán trở thành khoa chuyên môn đào tạo SV có khả năng thích ứng và đáp ứng được nhu cầu của xã hội tốt nhất trên cả nước. Đến năm 2030. trở thành cơ sở liên kết đào tạo kế toán quốc tế uy tín và chất lượng cao trên cả nước vào năm 2030; liên kết tổ chức hội thảo quốc gia, quốc tế thường niên.

Giá trị cốt lõi: Chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội, đổi mới và sáng tạo, đảm bảo trách nhiệm xã hội.

3. Cơ cấu tổ chức

Ban chi ủy Chi bộ Kế toán:

Bí thư chi bộ: TS. Phạm Thị Lụa

Phó Bí thư chi bộ: TS. Đinh Thị Kim Xuyến

Chi ủy viên: TS. Nguyễn Hồng Anh

Ban chủ nhiệm Khoa Kế toán Kiểm toán:

    Trưởng khoa: TS. Phạm Thị Lụa,         Email: ptlua@uneti.edu.vn

Phó trưởng Khoa:

             1. TS. Đinh Thị Kim Xuyến ,         Email: dtkxuyen@uneti.edu.vn

            2. TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan,  Email: ntnlan@uneti.edu.vn

              Trợ lý khoa: TS. Trần Thị Quỳnh Giang

Tổ Công đoàn Khoa Kế toán Kiểm toán:

Công đoàn cơ sở Hà Nội:

Tổ trưởng: TS. Nguyễn Hồng Anh

Tổ phó: Ths. Vũ Thị Thanh Tâm

Công đoàn cơ sở Nam Định:

Tổ trưởng : Ths. Trần Phương Thúy

Tổ phó: Ths. Trần Thị Quyên

Liên chi đoàn Khoa Kế toán Kiểm toán:

Bí thư liên chi đoàn: Ths. Trương Thị Nhung.

Phó Bí thư liên chi đoàn: Ths. Trần Thanh Thủy.

Các bộ môn thuộc Khoa:

Bộ môn Kế toán tài chính:

Trưởng Bộ môn: TS. Hoàng Thị Phương Lan

Phó trưởng Bộ môn: Ths. Nguyễn Thị Tô Phượng

Phó trưởng Bộ môn: Ths. Ngô Bỉnh Duy

Bộ môn Kế toán quản trị:

Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Ngọc Lan

Phó trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Bộ môn Kế toán công:

Trưởng Bộ môn: TS. Hoàng Thu Hiền

Phó trưởng Bộ môn: TS. Trần Thị Thắm

Bộ môn Kiểm toán:

Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

Phó trưởng Bộ môn: Ths. Trần Thị Thanh Thúy

4. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng:

Khoa Kế toán Kiểm toán là đơn vị trực thuộc Trường ĐH KT-KT CN có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng triển khai thực hiện các nội dung công tác: Quản lý chuyên môn về đào tạo ngành Kế toán, Kiểm toán, quản lý hoạt động KHCN, xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập; quản lý đội ngũ GV trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của ngành Kế toán, Kiểm toán đã được phân công.

Nhiệm vụ:

- Quản lý GV và người học thuộc Khoa Kế toán Kiểm toán theo phân cấp của Hiệu trưởng;

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm: Xây dựng CTĐT của ngành, chuyên ngành được Trường giao nhiệm vụ; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các học phần liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các học phần của CTĐT hoặc giữa các trình độ đào tạo; tổ chức phát triển CTĐT, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến PPGD, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT, rèn luyện của SV, bảo đảm CĐR của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Việc phát triển CTĐT, giáo trình, tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT;

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động KHCN, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức KHCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề kế toán và huy động sự tham gia của DN vào quá trình đào tạo của Khoa;

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV ngành Kế toán Kiểm toán và CSVC phục vụ cho đào tạo và NCKH, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho GV, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV và người lao động khác thuộc khoa;

- Tổ chức đánh giá CBQL, GV, nghiên cứu viên trong khoa và tham gia đánh giá CBQL trong Trường theo quy định của Nhà trường;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng Nhà trường phân công.

5. Năng lực chuyên môn

Đội ngũ GV làm việc của Khoa Kế toán Kiểm toán là 85 GV cơ hữu trong đó có 76 GV trong biên chế trực tiếp giảng dạy với 01 PGS.TS  (PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ) và 01 chuyên gia (GS.TS Ngô Thế Chi) và 09 GV kiêm nhiệm là cán bộ quản lý. 100% GV đều đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên trong đó số GV đạt trình độ Tiến sĩ là 15 GV (chiếm 17,65%), thạc sĩ là 70 GV (chiếm 82,35%). Số lượng NCS của khoa hiện nay là 12 GV. Tập thể GV của Khoa có chuyên môn vững vàng; có kinh nghiệm giảng dạy; tâm huyết với nghề; thi đua học tập nâng cao trình độ chuyên môn; đoàn kết, tương trợ và cùng nhau phát triển. Đội ngũ thỉnh giảng, hợp tác NCKH, hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp tại khoa trong các năm gần đây là 12 người, trong đó 7 PGS.TS và 5 TS. Các GV thỉnh giảng đều là những GV có trình độ, kinh nghiệm và uy tín cao từ các trường đại học trong nước tham gia giảng dạy và NCKH của Khoa, là nhân tố hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo và NCKH của Khoa. Khoa Kế toán Kiểm toán hiện nay được chia thành 4 bộ môn: Bộ môn Kế toán tài chính, Bộ môn Kế toán quản trị, Bộ môn Kế toán công và Bộ môn Kiểm toán. Ban chủ nhiệm khoa có 03 người, trong đó có 01 Trưởng khoa, 02 Phó trưởng khoa. Ngoài ra còn có đội ngũ các Trưởng, phó bộ môn, trợ lý khoa, tổ trưởng, tổ phó công đoàn, đoàn thanh niên, các nhóm công việc tham gia hỗ trợ quản lý các mặt hoạt động của Khoa. Các GV của Khoa đều là GV giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Các GV của Khoa luôn tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật công nghệ để tạo ra tập thể mạnh về chuyên môn. Việc xây dựng các chương trình, viết giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập của SV luôn được quan tâm thực hiện. Trong những năm qua đội ngũ cán bộ giảng viên của Khoa đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận. Các GV đã tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học cấp cao như cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Sở và các đề tài NCKH trọng điểm. Mỗi năm số đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của Khoa là 10 đề tài/1 năm. Bên cạnh đó, các GV trong khoa cũng tích cực trong việc biên soạn các tài liệu học tập phục vụ giảng dạy. Các GV của khoa cũng đã công bố nhiều công trình khoa học trên các tạp chí khoa học có uy tín ở trong và ngoài nước với số lượng bài báo trong 5 năm gần đây 613 bài trong đó số lượng bài báo trên các tạp chí quốc tế và hội thảo quốc tế là 43 bài. Nhiều GV đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, vv... cho các cơ sở đào tạo khác như Đại học Thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính đồng thời cũng tham gia hướng dẫn nhiều công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu được giới chuyên môn đánh giá cao.

Cơ sở vật chất của Nhà trường và Khoa Kế toán Kiểm toán luôn đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập để triển khai các hoạt động đào tạo, NCKH nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong đó có hệ thống phòng làm việc, phòng học và các phòng chức năng được trang bị các thiết bị phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Ngoài ra, thư viện và các nguồn học liệu, phòng đọc cũng có sự kết nối để phục vụ hiệu quả và được cập nhật để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Nhà trường cũng đảm bảo đủ phòng thí nghiệm, thực hành, trang bị đầy đủ các thiết bị và được cập nhật để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin thường xuyên được đầu tư nâng cấp hiện đại cũng hỗ trợ tích cực cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Nhà trường cũng có các quy định về tiêu chuẩn môi trường, sức khỏe và an toàn được triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, Khoa Kế toán Kiểm toán còn trang bị các phòng thực hành kế toán ảo với trang bị đầy đủ máy tính, tài liệu, phần mềm kế toán,vv...để phục vụ cho nhu cầu học tập và giảng dạy.

6. Định hướng phát triển

Trong thời kỳ hội nhập, đứng trước những triển vọng to lớn nhưng cũng đầy khó khăn và thử thách, tập thể giảng viên Khoa Kế toán Kiểm toán sẽ tiếp tục phát huy những truyền thống đã đạt được, nỗ lực học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức tác phong Nhà giáo, quyết tâm xây dựng Khoa Kế toán thành một tập thể vững mạnh, giỏi về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp, hướng tới mục tiêu :

- Phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo thực hành hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán;

- Mở rộng quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; trao đổi giảng viên với các trường đại học trên thế giới;

- Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tạo cơ hội việc làm và thực tập tay nghề cho sinh viên;

- Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo trình độ Đại học, Thạc sĩ Kế toán theo định hướng ứng dụng, chương trình đào tạo liên kết với các Trường Đại học nước ngoài, chương trình tiên tiến chất lượng cao.

Nội dung phát triển:

Phát triển chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo

- Mở các chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán với định hướng mỗi bộ môn là chuyên ngành, xây dựng CTĐT cho từng chuyên ngành;

- Phát triển chất lượng đào tạo ngành kế toán, Kiểm toán theo hướng chuẩn đầu ra, đào tạo chất lượng cao, là đào tạo thực hành hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực Kế toán Kiểm toán đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước, quốc tế và công nghiệp 4.0;

Phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên, khuyến khích động viên giảng viên tham gia học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao học hàm học vị;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng chỉ kế toán trong nước và quốc tế: ACCA, Kiểm toán viên (CPA); Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ; Bồi dưỡng kỹ năng mềm, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá; Bồi dưỡng kỹ năng viết bài báo quốc tế; kỹ năng thuyết minh các đề tài KHCN cấp Bộ, Sở, Nhà nước; Học nâng cao tay nghề thực hành kế toán; Cập nhật Thông tư, chế độ, chính sách mới của Nhà nước; Cập nhật phần mềm kế toán mới.

Phát triển nghiên cứu khoa học

- Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học lĩnh vực kế toán – kiểm toán phù hợp với sứ mệnh của đại học định hướng ứng dụng;

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng số lượng bài báo được công bố trên tạp chí quốc tế chuyên ngành có chỉ số ISI, copus, tìm kiếm các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ/Sở, cấp Nhà nước, đề tài trọng điểm cấp Trường, dự án

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên, thành lập nhóm nghiên cứu ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo

Phát triển hợp tác và liên kết đào tạo

- Phát triển nhiều mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, phấn đấu 80% sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo.

- Tạo mối liên hệ khăng khít với các trường ĐH quốc tế, trong nước, các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu để trao đổi giảng viên, học hỏi kinh nghiệm và giao lưu hợp tác.

- Liên kết với các trường ĐH, viện nghiên cứu trong nước: tổ chức các buổi toạ đàm, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, kết hợp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.

II. THÔNG TIN GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

1. Nhu cầu xã hội

Những năm gần đây, với sự phát triển, đổi mới mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước cùng với việc gia nhập vào nền kinh tế thế giới theo hướng hội nhập, số lượng các doanh nghiệp ngày càng phát triển. Theo thống kê, hiện nay nước ta có hơn 750.000 doanh nghiệp. với số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng lên liên tục. Các doanh nghiệp thành lập cùng rất nhiều các hoạt động liên kết với nước ngoài sẽ tạo ra cơ hội làm việc của ngành Kế toán vô cùng lớn và đa dạng. Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Trung bình mỗi doanh nghiệp cần ít nhất khoảng 2 kế toán viên, phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Như vậy, với tính ổn định và triển vọng của ngành nghề, cơ hội việc làm của ngành Kế toán vô cùng đa dạng và tiềm năng. Với mong muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, việc làm ổn định và mức lương hấp dẫn thì ngành Kế toán chính là một trong những ngành được nhiều sinh viên lựa chọn theo học.

2. Những kiến thức, kỹ năng cơ bản được trang bị

  1. Về kiến thức: 

Đào tạo người học hiểu biết và vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kinh tế, chính trị, pháp luật vào các vấn đề thực tiễn; vận dụng những kiến thức cơ bản về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế, phân tích tài chính cũng như đánh giá được tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh; tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các đơn vị, DN; cập nhật được những thay đổi chế độ về tài chính, kế toán vào công tác kế toán, kiểm toán trong các đơn vị, doanh nghiệp

  1. Về kỹ năng:

- Kỹ năng cứng: Đào tạo người học thành thạo trong việc xử lý các vấn đề chuyên môn kế toán, kiểm toán; xây dựng các quy trình kế toán, kiểm toán; thực hiện chuẩn hoá các nghiệp vụ kế toán; vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế công tác kế toán, kiểm toán, phân tích báo cáo tài chính và giải quyết được những vấn đề phát sinh về chuyên môn; thực hiện kiểm tra, phân tích và đánh giá công tác kế toán, đề xuất hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong đơn vị, doanh nghiệp; sử dụng thành thạo tin học ứng dụng, các phần mềm kế toán trong công tác kế toán. 

- Kỹ năng mềm: Đào tạo người học khả năng làm việc độc lập, xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng phối hợp làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp trong công việc.

  1. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Giúp người học xác định nghề nghiệp rõ ràng, chủ động đề xuất các giải pháp về chuyên môn kế toán, kiểm toán đồng thời nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của người làm công tác kế toán, kiểm toán; trung thực khách quan trong nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật và sẵn sàng tham gia các hoạt  động tập thể phục vụ doanh nghiệp và cộng đồng xã hội.

  1. Trình độ tin học, ngoại ngữ:

- Trình độ tin học: Đào tạo người học đạt chuẩn trình độ về tin học về Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT BGDĐT-BTTTT)

- Trình độ ngoại ngữ: Đào tạo người học đạt trình độ tối thiểu tương đương bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (theo thông tư Số: 01/2014/TT-BGDT).

III. VỊ TRÍ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP

1. Vị trí việc làm

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp hướng tới đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán theo định hướng ứng dụng. Vì vậy, chương trình cử nhân kế toán, kiểm toán được xây dựng nhằm đến kết quả của chương trình là người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc chuyên môn tại các doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức kinh tế - xã hội khác. Với những kiến thức về chuyên ngành được đào tạo, người học có thể đảm nhận được những vị trí công việc như sau: 

Nhóm 1 - Nhân viên kế toán: Có đủ năng lực làm việc các doanh nghiệp, các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các công ty liên doanh, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế. Có thể đảm nhiệm được công việc của các phần hành kế toán trong đơn vị, triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên viên kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, các cơ quan và tổ chức kinh tế.

Nhóm 2 - Nhân viên phân tích và tư vấn: có đủ năng lực đảm nhiệm các công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính tại các công ty tài chính và phi tài chính; tương lai có thể phát triển nghề nghiệp thành các chuyên gia phân tích, tư vấn trong các lĩnh vực này.

Nhóm 3 - Kiểm toán, Trợ lý kiểm toán, kiểm soát viên trong các bộ phận kiểm toán nội bộ, các bộ phận chuyên môn của Kiểm toán Nhà nước, các công ty kiểm toán độc lập; tiến tới trong tương lai trở thành kiểm toán viên chuyên nghiệp khi được trang bị chứng chỉ hành nghề chứng chỉ quốc gia/quốc tế để hành nghề cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán tư vấn tài chính cho các các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nhóm 4 - Nghiên cứu viên và giảng viên: Có thể nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu về lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán; có thể tiếp tục học tập phấn đấu để trở thành giảng viên chính, giảng viên cao cấp và chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

Chương trình đào tạo ngành Kế toán, Kiểm toán của Nhà trường là một nền tảng tốt để người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau và có thể tự chuyển đổi, phát triển nghề nghiệp từ lĩnh vực kế toán, kiểm toán sang các lĩnh vực nghề nghiệp khác như: quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thuế; có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng về chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán.

2. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp, với những kiến thức cơ bản và chuyên sâu được tích lũy, người học có khả năng:

- Tiếp tục tự đọc, tự tra cứu và tiếp cận đến hệ thống tài liệu văn bản, giáo trình, sách chuyên khảo, bài báo khoa học để nâng cao kiến thức chuyên sâu phục vụ cho vị trí công việc cụ thể tại đơn vị được tuyển dụng.

- Tiếp tục trau dồi thêm kỹ năng ở môi trường làm việc thông qua học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các cán bộ đồng nghiệp, cán bộ quản lý và chuyên gia trong các lĩnh vực mà người học theo đuổi.

- Tiếp tục học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành kế toán  hoặc tài chính -ngân hàng và các chuyên ngành liên quan.

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ, HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

1. Liên hệ:

 - Cơ sở Nam Định: Số 353 Trần Hưng Đạo - TP. Nam Định.

 - Cơ sở Hà Nội:  Số 456 Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà nội. 

   Email: khoaketoan@uneti.edu.vn; Website: http://khoaketoan.uneti.edu.vn/

2. Một số hình ảnh hoạt động của Khoa Kế toán Kiểm toán

Chi bộ khoa Kế toán Kiểm toán

Đón nhận giấy chứng nhận kiểm định chất lượng CTĐT trình Độ đại học Ngành Kế toán

Thẩm định CTĐT trình độ Thạc sĩ Ngành Kế toán

Thẩm định CTĐT trình độ Đại học Ngành Kiểm toán

 Giờ dạy thực hành

Hội thảo khoa học của giáo viên 

Hội thảo khoa học “Hành trang cho sinh viên ngành kế toán trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”

 

Hội nghị nghiệm thu đề tài NCKH của sinh viên ngành Kế toán

Hợp tác quốc tế: sinh viên Khoa Kế toán Kiểm toán giao lưu tại Nhật Bản

Hoạt động văn nghệ của Khoa

Tiết mục độc tấu đàn tranh của chi đoàn Kế toán chất lượng cao 7A1 tham gia Hội thi Tài năng SV Khoa Kế toán

Chương trình Giao lưu “Kế toán trẻ chinh phục nhà tuyển dụng” của CLB Kế toán trẻ

Công đoàn Hà Nội tổ chức dã ngoại

Liên hoan văn nghệ của Công đoàn Nam Định

Tập thể giảng viên Khoa Kế toán Kiểm toán

Khoa Kế toán Kiểm toán - UNETI

 

Có thể bạn quan tâm